04 YẾU TỐ GIÚP VIDEO NGẮN DỄ LÊN XU HƯỚNG

Viết bởi Dương Ca

Vui lòng không copy và chia sẻ lại bài viết khi chưa có sự đồng ý của tác giả 


Bài viết này tôi bỏ qua tất cả những điều cơ bản nhất mà các bạn có thể tìm được ở bất cứ đâu. Đối với người mới làm TikTok, tối ưu 4 yếu tố sau đây sẽ giúp video của bạn dễ viral hơn hoặc ít nhất là cải thiện đáng kể lượt view:

1. TỐI GIẢN

Bản chất TikTok là nền tảng video ngắn, dù thời lượng có dài nhưng mọi thứ vẫn phải súc tích nhất có thể. Đừng nói quá nhiều điều dư thừa. TikTok không giống YouTube, người xem có thể lướt đi bất kỳ lúc nào. Vì vậy, rút ngắn được giây nào hay giây đó, rút gọn được chữ nào hay chữ đó.

Dạng nội dung nói, mỗi phút chỉ nên nói khoảng dưới 300 từ. Phần hậu kỳ có thể xử lý cho tốc độ tăng lên chút xíu (chỉ nên tăng khoảng 5–10%, nếu không sẽ bị méo tiếng gây khó chịu cho người nghe).
Nếu muốn truyền tải lượng lớn thông tin trong thời gian ngắn, hãy cân nhắc tới bối cảnh.

2. GIẢI TRÍ

Bản chất của video ngắn là tính giải trí. Nếu có thể đan xen yếu tố giải trí vào một cách hợp lý, nội dung của bạn sẽ đỡ khô khan và dễ được đón nhận hơn rất nhiều. Hãy lưu ý đến đối tượng mà kênh của bạn đang hướng đến để tìm ra những điểm cường điệu tính giải trí phù hợp.

3. TIẾT TẤU

Tiết tấu video nhanh và dồn dập. 3 giây đầu nhất định phải giữ chân được người xem; mỗi 5 giây tiếp theo phải có một điểm sáng để luôn tạo lý do cho người xem ở lại.
Hãy nhớ: “Ở TikTok, quá trình quan trọng hơn kết quả”.
Không có 1 giây đầu, sẽ không có giây tiếp theo. Kết quả bạn làm xuất sắc đến đâu mà người xem không xem đến cuối video thì tất cả đều vô nghĩa. Tỉ lệ xem hết video là yếu tố quan trọng nhất để một video lên xu hướng:

  • Tỉ lệ xem hết video >20%: Trung bình.
  • Tỉ lệ xem hết >30%: Khá.
  • Tỉ lệ xem hết >50%: Xuất sắc (không viral là hơi phí).

4. THỊ GIÁC

Thị giác rất quan trọng khi bạn muốn truyền đạt lượng lớn thông tin trong thời gian ngắn. Thay vì nói quá nhiều, hãy đánh vào thị giác bằng diễn xuất, bối cảnh và kỹ thuật quay dựng:

  • Diễn xuất: Mang lại cảm xúc cho người xem.
  • Bối cảnh: Đưa thêm nhiều thông tin vào một khung hình (thời gian, không gian, địa điểm, tình huống…).
  • Quay dựng: Tạo tiết tấu và cường điệu những điểm cần nhấn mạnh.

Cùng một kịch bản nhưng diễn viên, bối cảnh, kỹ thuật quay dựng khác nhau sẽ cho ra hiệu quả hoàn toàn khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *